Thay vì theo đuổi bằng cấp thì hãy xem xã hội cần gì

Nhưng để tuyển thêm những người làm ngành này tại Việt Nam không hề dễ, đó là một khó khăn điển hình” – Anh Nguyễn Tuấn Huy, Giám đốc Công ty Cổ phần trò chơi Emobi chia sẻ.

Một chương trình được tổ chức miễn phí quy tụ các chuyên gia, các nhà tuyển dụng doanh nghiệp đang nằm trong khối ngành kinh tế có tỷ lệ phát triển được ví như vũ bão, nhưng lại đau đầu về việc tìm kiếm nhân lực.

Họ sẽ góp lên tiếng nói giá trị để giúp bạn định hướng học gì và làm ngành gì là tốt nhất trong thời buổi Thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp lên tới con số hàng trăm nghìn người ngoài kia.

?

Cuối tháng 7/2015, trên các kênh báo đài đều đồng loạt đưa tin về con số gần 178.000 cử nhân, thạc sĩ trên cả nước đang trong tình trạng thất nghiệp trong 3 tháng đầu năm 2015, tăng 16.000 người so với thời điểm năm 2014, đã rúng lên một sự hoang mang, lo lắng không hề nhỏ trong xã hội nói chung và nền giáo dục Việt Nam nói riêng. Nó như hồi chuông cảnh tỉnh cho các gia đình và các cá nhân luôn có tâm lý chạy theo bằng cấp, quyết tâm phải có bằng được tấm bằng Đại học, Cao Đẳng.

Theo báo cáo thống kê cho thấy một thực tế lấy làm lạ đó là: Tỷ lệ người thất nghiệp thấp nhất hiện nay trong xã hội lại là nhóm lao động Không-có-bằng-cấp, chứng chỉ, với tỷ lệ chỉ 1,97%, trong khi đó tỷ lệ người thất nghiệp cao nhất lại là người có bằng Cao đẳng nghề, Cao đẳng chuyên nghiệp là: 6,9 – 7,2%.

Việc có bằng cấp mà vẫn thất nghiệp có thể lý giải là do phần đông chỉ biết giải quyết nhu cầu trước mắt là bằng cấp, bỏ qua nhu cầu việc làm của xã hội. Không quan tâm đến thông tin cập nhật nhu cầu nguồn lực để định hướng nghề nghiệp tốt.

Chị Minh Trang (quê Hà Nội) Thạc sĩ ngành Thông tin thư viện, Cử nhân loại Giỏi, may mắn được làm đúng nghề 10 năm, nhưng mới đây rơi vào tình trạng bị cắt giảm nhân lực do “thừa người”. Chị Trang chia sẻ: “Bạn bè chị sau 10 năm ra trường nếu ai đang làm đúng ngành nghề, hầu hết đều rơi vào tình trạng giống chị bị thuyên chuyển hoặc cho nghỉ việc. Giờ thất nghiệp mới khó, không biết làm gì mặc dù trong tay có bằng Thạc sĩ”.

Mặt khác, vấn nạn thất nghiệp hiện nay còn phản ánh một thực tế giáo dục đó là đào tạo nặng lý thuyết, không có tính ứng dụng thực tế. Cho nên, phần lớn sinh viên ra trường đều có một tâm lý chung: Không tự tin xin việc vì… không biết bắt đầu từ đầu và làm được gì.

Bạn Huy Hoàng (quê Thái Nguyên) cử nhân kỹ sư xây dựng của trường Đại học Xây dựng mới tốt nghiệp, nhưng sau khi ra trường đã “đầu quân” vào làm ở một lò…bán bánh mì tại Hà Nội với mức lương 12.000 VNĐ/ giờ. Bạn Hoàng chia sẻ: “Sau khi ra trường mình cần đi học thêm một vài chứng chỉ nghề nữa may ra mới xin được việc”.

?

Chỉ khi thất nghiệp, phải tiếp tục sống “ăn bám” bố mẹ hay người thân khi trong tay có “mớ” bằng cấp thì người ta mới bừng tỉnh cái kết buồn của sự “hy sinh” tiền của và thời gian để chạy theo… bằng cấp. Bài học của gần 178.000 cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp nó có trở thành bài học “xương máu” cho các bạn? Những người đang đứng trước thời điểm quyết định: Học cái gì và Làm cái gì?. Đó là những bậc phụ huynh đang phải đưa ra định hướng con đường học vấn và nghề nghiệp cho con em mình?

Một trung tâm đào tạo nghề tạo dựng uy tín trong một vài năm gần đây do đào tạo các lĩnh vực nghề được xem là sang và sáng của nền kinh tế: lập trình và thiết kế, các lớp học viên của trung tâm tự tin… nằm ngoài nguy cơ thất nghiệp của xã hội, thậm chí không ít học viên của trung tâm còn “nổi tiếng” có thu nhập “khủng” ngay khi đang theo học, ông chia sẻ: “Do mong muốn hợp lực cùng doanh nghiệp của khối ngành công nghệ nội dung số để đưa ra bức tranh nhân lực khan hiếm hiện nay của ngành, chúng tôi quyết định tổ chức một chương trình hoàn toàn miễn phí để giúp các bậc phụ huynh, các bạn trẻ có cơ hội được tìm hiểu thông tin đầy đủ, đa chiều về những ngành nghề còn nhiều mới lạ, nhưng thực tế lại là ngành nghề đang thực sự “khát” nguồn nhân lực nhất hiện nay tại Việt Nam, ít nhất kéo dài trong 10 năm nữa. Tôi tin rằng cơ hội việc làm cho mỗi người là như nhau, nhưng người đến đích và gặt hái thắng lợi chỉ dành cho người đón đầu và biết nắm bắt thông tin”.

Các ngành nghề được nói đến ở đây có thể kể: Lập trình phát triển Game, Lập trình Phát triển ứng dụng di động, Thiết kế 3D Game, Thiết kế hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D, được các chuyên gia nhận định: “Tiềm năng phát triển rất lớn hiện nay có thể nói như vũ bão… Nhưng để tuyển thêm những người làm ngành này tại Việt Nam không hề dễ, đó là một khó khăn điển hình” – Anh Nguyễn Tuấn Huy, Giám đốc Công ty Cổ phần trò chơi Emobi chia sẻ.

Theo báo cáo trên một trang tin trò chơi điện tử mới đây cho biết: Việt Nam có khoảng 17 triệu người chơi các trò chơi di động, với hơn 30 triệu người (khoảng 1/3 dân số) sử dụng Internet, khiến cho thị trường trò chơi di động (game mobile) rất giàu tiềm năng. Năm 2015, doanh thu thị trường game di động Việt Nam lên tới 104 triệu đô la Mỹ so với 83 triệu năm 2014. Việt Nam hiện nằm trong top 25 quốc gia có doanh thu từ các trò chơi điện tử cao nhất thế giới.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *