Bí quyết khiến nhà tuyển dụng chấp nhận mức lương của bạn

Đây có thể là những yếu tố đàm phán có lợi vì những nhà tuyển thường sẽ hài lòng hơn khi nhượng bộ về những thỏa thuận này, chứ không phải đồng ý với một mức tăng lương đáng kể.

Hơn nữa năm trôi qua và đây là lúc thích hợp nhất để bạn có thể tự hỏi lại bản thân mình: “Liệu những gì mình nhận được đã xứng đáng với năng lực thật sự của bản thân? Vấn đề thỏa hiệp lương, thưởng với nhà tuyển dụng thường đều là những cuộc thảo luận không hồi kết. Do đó hãy tập quên đi khái niệm về một cuộc đối thoại cởi mở và thẳng thắn về tiền lương của bạn cũng như là tìm mọi cách cho dù không phù hợp để thỏa thuận vấn đề này.

Một số gợi ý dưới đây có thể giúp bạn biết đươc liệu mình có đang được trả công xứng đáng và làm thế nào để thỏa thuận về yêu cầu tăng lương với nhà tuyển dụng.
Những bài viết liên quan đến tuyển dụng:

Các nhà tuyển dụng trong khu vực trả lương như thế nào?

Bắt đầu lên kế hoạch và chuẩn bị chu đáo. Khi thỏa thuận lương, sai lầm tồi tệ nhất mà bạn có thể mắc phải là thay vì tìm hiểu về mức lương cơ bản của những người cùng giữ vai trò như bạn trong lĩnh vực bạn đang làm việc, bạn lại đưa ra lựa chọn bằng một số tiền ngẫu nhiên. Hãy tự mình làm một nghiên cứu: Truy cập vào Jobstreet và tìm hiểu xem những nhà tuyển dụng trả lương cho những người có chức vụ giống bạn như thế nào. Và trong lúc đàm phán, hãy luôn bắt đầu với một mức khởi điểm cao hơn để bạn có thể dễ dàng thỏa thuận.

Wayne Baker, Giám đốc điều hành – COO tại Symmetry Hr từng có một nhận định: “Hãy đi sâu vào trong suy nghĩ của những người giữ quyết định về vấn đề lương thưởng. Và suy nghĩ một cách thực tế, nhà tuyển dụng luôn muốn thấy được những kết quả hữu hình – có thể đo đếm được.” Nếu bạn có thể chứng minh rằng bạn đang mang lại những giá trị tốt nhất cho doanh nghiệp cơ hội để đảm bảo thỏa thuận về tiền lương của bạn được chấp nhận là rất lớn.

Đồng thời, ông cũng đã đưa ra một chỉ dẫn cho trường hợp này: “Hãy nói rằng: tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ hoặc dự án này trong khoảng thời gian cụ thể, và chúng ta sẽ thấy nhiều cải thiện về doanh số thu nhập.”Bất cứ khi nào có thể, hãy nhấn mạnh các số liệu cải thiện cụ thể mà bạn đã thực hiện cho các doanh nghiệp; chúng phải luôn sẵn sàng để trích dẫn trong các cuộc đàm phán.

Vấn đề quyền lợi – Chuyện không của riêng ai. Thay vì tiếp cận các cuộc đàm phán như một cuộc chiến “nảy lửa” giữa bạn và nhà tuyển dụng, hãy xác định lợi ích cơ bản của nhà tuyển dụng và hướng tới việc tìm kiếm một kết quả thỏa mãn cả hai bên. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy lợi ích từ hai phía phần nào đó trùng khớp nhau. Đó là trong quyền lợi tốt nhất từ nhà tuyển dụng của bạn để đảm bảo rằng bạn đang hạnh phúc và hài lòng tại nơi làm việc; lặp lại một lần nữa về hiệu quả của những người hài lòng với công việc thực hiện tốt hơn nhiều so với những người còn lại.
Tiền lương không phải yếu tố duy nhất có thể đàm phán. Hãy nghĩ rộng hơn về những gì bạn mong muốn từ người tuyển dụng của mình. Mọi người thường đề cập đến sự linh hoạt trong công viêc. Một số ví dụ về điều này như: sự tự do để có thể hoàn tất công việc tại nhà hoặc có quyền sắp xếp những ngày nghỉ vào bất kỳ thời điểm nào trong năm…

Đây có thể là những yếu tố đàm phán có lợi vì những nhà tuyển thường sẽ hài lòng hơn khi nhượng bộ về những thỏa thuận này, chứ không phải đồng ý với một mức tăng lương đáng kể.

Sau mọi nỗ lưc, nếu bạn vẫn không đạt được thỏa thuận như ý muốn, hãy sử dụng cuộc đàm phán này như một cơ hội để bạn đánh giá lại tình trạng thực tế của công việc này. Nếu bạn thích công việc hiện tại, bạn có lý do tiếp tục phấn đấu, đồng thời bạn cũng đã tự trang bị những kinh nghiệm để chuẩn bị kế hoạch cho việc thảo luận lương tiếp theo. Nếu bạn không thích những gì bạn đang làm và bạn cảm thấy năng lực của mình chưa được đánh giá đúng, đây là thời gian thích hợp để suy nghĩ về một sự thay đổi.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *